Breadcrumb

  1. Home
  2. Thông tin bằng tiếng Việt
  3. Trợ giúp của EEOC cho các yêu cầu Hoãn Hành động Liên quan Đến Việc Nhập cư với DHS

Trợ giúp của EEOC cho các yêu cầu Hoãn Hành động Liên quan Đến Việc Nhập cư với DHS

Các Câu Hỏi Thường Gặp

Q1: Ủy ban Tạo Cơ hội Làm việc Công bằng Hoa Kỳ (EEOC) có chấp nhận các yêu cầu trợ giúp quyết định truy tố có liên quan đến nhập cư dưới hình thức hoãn hành động cho các cá nhân có thể là nạn nhân của hoặc là nhân chứng của sự phân biệt đối xử phi pháp tại nơi làm việc không?

A 1: Có. Chúng tôi xem xét các yêu cầu đó theo từng trường hợp. Từ lâu EEOC đã trợ giúp cho Bộ An Ninh Quốc Gia (DHS) việc sử dụng quyết định truy tố để tăng thêm khả năng thi hành luật pháp trong phạm vi quyền hạn của EEOC. Nếu các cá nhân và/hoặc đại diện muốn EEOC trợ giúp đơn kiện của họ đến DHS để được hoãn hành động căn cứ vào vụ phân biệt đối xử  việc làm, họ phải nộp yêu cầu để có “Thư Xin Quan Tâm” cho EEOC.

Q2: Làm cách nào để các cá nhân, hoặc đại diện của họ, xin EEOC trợ giúp yêu cầu DHS hoãn hành động?

A 2: Cá nhân hay người đại diện nên liên lạc với Văn phòng EEOC nào gần nhất nơi họ cư trú để yêu cầu EEOC gửi cho DHS một “Thư Xin Quan Tâm” để trợ giúp cho đơn xin quyết định truy tố có liên quan đến nhập cư của họ. Nên gửi yêu cầu đó bằng thư điện tử cho Giám đốc Khu vực và Luật sư Khu vực của văn phòng cụ thể tại địa phương. Để gửi thư điện tử cho văn phòng Giám đốc Khu vực và Luật sư Khu vực, hãy điền tên và họ vào mẫu thư điện tử sau đây: firstname.lastname@eeoc.gov.

Q3: Nên bao gồm thông tin nào trong yêu cầu có “Thư Xin Quan Tâm?”

A 3: Thư yêu cầu nên gồm có:

  • Thông tin xác định nơi làm việc có liên quan đến việc điều tra hay tranh tụng của EEOC;
  • Thông tin liên quan đến các yếu tố, được bàn đến ở Q4, mà EEOC sẽ xem xét khi quyết định có nên gửi “Thư Xin Quan Tâm” cho DHS hay không. Điều này bao gồm thông tin về việc trả thù, dù có liên quan đến nhập cư hay không, hay ngược lại lo sợ bị trả thù, mà có thể khiến nhân viên trì hoãn trong việc báo cáo cho EEOC hoặc tham gia vào cuộc điều tra hay tranh tụng; và

 

  • Thông tin liên lạc cho người yêu cầu.

Xin ĐỪNG bao gồm:

  • Tình trạng nhập cư hay tiểu sử của cá nhân; hoặc
  • Thông tin cá nhân dễ bị nhận dạng cần được xử lý thận trọng khiến xác định được danh tính cá nhân, như ngày sinh hay Số Định danh Cá nhân Người Đóng thuế (ITIN).

Q4: Những yếu tố nào EEOC sẽ xem xét khi quyết định có nên trợ giúp cá nhân yêu cầu DHS hoãn hành động?

A 4: Bảo vệ nhân quyền của cá nhân tham gia vào cuộc điều tra và/hoặc tranh tụng của EEOC là rất quan trọng để hoàn thành nhiệm vụ được ủy thác của cơ quan. Theo lịch sử, EEOC từng trợ giúp các yêu cầu xin quyết định truy tố theo từng trường hợp khi các yêu cầu này trực tiếp phù hợp với quan tâm của EEOC trong việc ngăn chặn và giảm bớt việc phân biệt đối xử bất hợpi pháp tại nơi làm việc.

EEOC sẽ xem xét các nhân tố sau đây: 1) Cho dù yêu cầu có liên quan hay không đến vụ điều tra hay tranh tụng đang mở hay đã đóng lại của EEOC, bao gồm các hành động trả thù có liên quan sau này; và 2) Việc hoãn hành động có hay không có giúp cho EEOC thi hành nhiệm vụ và các vấn đề ưu tiên. Trong trường hợp đó, tùy theo ý mình, EEOC có thể cung cấp “Thư Xin Quan Tâm” cho DHS theo đó EEOC tin rằng việc DHS sử dụng quyền quyết định truy tố là cần thiết cho EEOC để thi hành nhiệm vụ một cách hiệu quả, và rằng EEOC ủng hộ yêu cầu trì hoãn hành động.

Q5: Cá nhân xin “Thư Xin Quan Tâm” có phải nộp cáo trạng chống phân biệt đối xử cho EEOC không?

A 5: Không, cá nhân không phải nộp cáo trạng chính thức chống phân biệt đối xử.  Tuy nhiên, cá nhân sẽ cần mô tả kinh nghiệm hay thông tin có liên quan tới cuộc điều tra hay tranh tụng đang mở hay đã đóng lại của EEOC và vì sao họ tin rằng việc trì hoãn hành động sẽ giúp EEOC thi hành nhiệm vụ và các vấn đề ưu tiên.

Q6: “Thư Xin Quan Tâm” có cung cấp bất cứ tình trạng nhập cư, bảo vệ, hay trợ giúp nào không?

A 6: Không, nếu EEOC gửi “Thư Xin Quan Tâm” cho DHS, “Thư Xin Quan Tâm” đó không cung cấp bất cứ tình trạng nhập cư, bảo vệ hay trợ giúp nào. DHS giữ độc quyền cân nhắc có nên thực hiện quyết định truy tố hay không.

Q7: Điều gì xảy ra sau khi EEOC quyết định về yêu cầu của cá nhân để được “Thư Xin Quan Tâm”?

A 7: Nếu yêu cầu của cá nhân được chấp thuận, EEOC sẽ trực tiếp nộp “Thư Xin Quan Tâm” cho DHS. Cá nhân hay người đại diện cũng sẽ nhận được một bản sao của “Thư Xin Quan Tâm” để kèm với đơn kiện của họ nộp cho DHS.

Nếu yêu cầu của cá nhân bị bác, EEOC sẽ không liên lạc với DHS về yêu cầu này. Ngoài ra, sự bác bỏ yêu cầu “Thư Xin Quan Tâm” cũng sẽ không thay đổi việc áp dụng luật pháp của EEOC trong phạm vi quyền hạn của mình.

Q8: EEOC có thể cố vấn cho tôi về việc có nên yêu cầu “Thư Xin Quan Tâm” hay không?

A 8: Không, nhưng bạn có thể hỏi ý kiến một luật sư nhập cư. Một danh sách các tổ chức cung cấp miễn phí dịch vụ pháp lý về nhập cư có tại trang mạng: : https://www.justice.gov/eoir/list-pro-bono-legal-service-providers

 

Trở về từ đầu.